Điếu Bát Tô Men Chàm Cỏ Vẽ Bảy Ông Bọc Đồng DB19

Điếu bát tô giả cổ men chàm bọc đồng xuất xứ Bát Tràng, vẽ họa tiết Tùng Lâm thất hiền, sản phẩm kèm nõ đồng đặc và xe điếu bằng nhôm, giao hàng thu tiền trên toàn quốc.

Sản phẩm có thể mua thêm:

– Xe điếu bằng đồng

– Hộp gỗ đựng thuốc lào

– Hộp đồng đựng thuốc lào

– Chổi vệ sinh điếu bát

– Thuốc lào Hàng Gà.

– Thuốc lào Tiên Lãng

Ý nghĩa hình vẽ bảy ông (thất hiền)

Trúc Lâm Thất Hiền là thành ngữ dùng để chỉ bảy người hiền sinh sống vào khoảng cuối đời nhà Ngụy, đầu nhà Tấn ở bên Tàu ngày xưa, vào thời gian giữa những năm 200 – 300 sau Tây Lịch. Bảy người hiền đó là các ông:
Nguyễn Tịch (210-263)
Kê Khang (223-263)
Lưu Linh (220-300)
Sơn Đào (205-283)
Hướng Tú (221-300)
Vương Nhung (234-305).
Nguyễn Hàm

Đây là nhóm Thanh đàm của Đạo gia, bàn về những vấn đề thanh cao, những tư tưởng siêu việt. Đây cũng là nhóm đại diện cho phong trào sống nghệ thuật phong lưu theo tự nhiên, để cho tình cảm lãng mạn nẩy nở tự do, không chịu gò ép trong lễ nghi hay giới luật.

Gọi là Trúc Lâm Thất Hiền vì bảy ông này hay gặp nhau ở rừng trúc đàn ca, ngâm vịnh, bàn bạc văn chương và say túy lúy. Có thực bảy ông này “hiền” không mà được danh Thất Hiền?

Chữ “Hiền” có ba nghĩa :

– Hiền lành, ngoan ngoãn. Thế nhưng khi ta nói “hiền huynh”, “hiền nội” thì lại không có nghĩa người anh hiền lành hay người vợ hiền lành . Họ có thể là tướng cướp nhưng gọi họ là  “hiền huynh”, “hiền nội” cũng không sai,

– Hiền có nghĩa thân tình, đáng yêu, đáng kính, tỏ vẻ thân kính như hai tiếng gọi “hiền huynh”, “hiền nội”  ở trên. Trong tiếng Pháp, tiếng Anh, ta có chữ  tương đương là cher và dear,

– Hiền có nghĩa tài năng và đức hạnh . Nghĩa này dùng để chỉ bảy ông hiền trên đây . Có nghĩa bảy ông này là những người tài giỏi và đức độ  . Về ý nghĩa thứ ba này, xin đặt một câu hỏi rằng những thành ngữ như “hiền tài”, “hiền đức”, “hiền lương”  có dư một chữ không ?  Thế thì hai chữ “hiền triết” có phải dùng để chỉ các triết gia hiền tài không ? Ngày xưa chữ “triết” không dùng để chỉ một môn triết học như bây giờ mà nó bao gồm nhiều môn học khác như Toán học, Siêu Hình học, Luận Lý học v.v. Vì thế các nhà toán học ngày xưa cũng đều là các triết gia cả và chữ “triết” thời xưa có thể dùng để chỉ sự hiểu biết sâu rộng trên mọi lãnh vực . Ta dùng “hiền triết” cũng vì ý đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *